Hy Lạp hóa thời nay Hy Lạp hóa

Xem thêm: Grecoman

Năm 1909, một ủy ban do chính phủ Hy Lạp bổ nhiệm đã báo rằng một phần ba các ngôi làng của Hy Lạp đã thay đổi tên gọi thường là do nguồn gốc không phải Hy Lạp của chúng.[1] Trong các trường hợp khác tên gọi đã được thay đổi từ một cái tên hiện đại có gốc gác Hy Lạp đến khái niệm địa danh của Hy Lạp cổ đại. Một số tên làng được hình thành từ một từ gốc Hy Lạp với một hậu tố nước ngoài, hoặc ngược lại. Phần lớn việc thay đổi tên gọi diễn ra tại các khu vực có người Hy Lạp cư trú, nơi mà một tầng lớp xã hội nước ngoài, hoặc khác nhau về địa danh đã tích lũy qua nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, trong một số bộ phận cư dân miền Bắc Hy Lạp lại không nói tiếng Hy Lạp và nhiều địa danh cũ phản ánh nguồn gốc, ngôn ngữ và sự khác biệt về nhân chủng của cư dân nơi đây. Quá trình thay đổi địa danh ở Hy Lạp hiện đại đã được mô tả như là một quá trình Hy Lạp hóa.[1] Việc sử dụng thời nay nhằm kết nối với các chính sách theo đuổi "hài hòa văn hóa và giáo dục của các ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong lòng quốc gia Hy Lạp hiện đại" (Cộng hòa Hy Lạp), tức là Hy Lạp hóa nhóm dân tộc thiểu số ở Hy Lạp ngày nay.[2]

Năm 1870, chính phủ Hy Lạp đã bãi bỏ tất cả các trường học Ý tại quần đảo Ionia được sáp nhập vào Hy Lạp sáu năm trước đó. Điều này dẫn đến sự suy giảm cộng đồng người Ý Corfiot vốn đã cư ngụ tại Corfu từ thời Trung Cổ; vào những năm 1940 chỉ có bốn trăm dân Ý Corfiot là còn ở lại.[11]